Cách chữa áp xe chân răng bạn cần phải biết để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Áp xe chân răng là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm, có thể gây mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị áp xe chân răng qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây áp xe chân răng
Nguyên nhân gây áp xe chân răng phải kể đầu tiên là do cao răng gây ra. Trong quá trình ăn uống, thức ăn bị mắc kẹt lại trên răng nhưng không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Cao răng tích tụ lâu ngày gây viêm chân răng và áp xe chân răng.
Ngoài ra, nguyên nhân của áp-xe chân răng thường là do bệnh từ tủy răng, sâu răng phát triển lan tràn ra vùng xương hàm bao quanh chân răng.
Răng bị tác động của ngoại lực bị vỡ mẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phá vỡ cấu trúc răng, là nguyên nhân gây áp xe chân răng.
Cách chữa áp xe chân răng ai cũng nên biết
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh áp xe chân răng như nướu sưng đỏ và có mủ chảy ra, đau răng khi ăn nhai, răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh, hơi thở có mùi hôi khó chịu thì bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng và có cách chữa áp xe chân răng hiệu quả.
Trường hợp áp xe chân răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, làm sạch khoang miệng, kết hợp thuốc giảm đau và nước muối sinh lý, bệnh sẽ thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Nếu áp xe chân răng do viêm tủy thì bác sĩ dùng dụng cụ nha khoa để loại hết phần bị hư hại, sau đó trám bít lại. Hoặc có thể bọc răng sứ để bảo vệ chân răng trước sự tấn công của các bệnh lý. Tuy nhiên bọc răng sứ mất bao lâu là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc.
Trong trường hợp áp xe chân răng đã phát triển ở mức độ nặng, tủy răng đã bị viêm, chân răng bị lung lay không thể bảo tồn được nữa thì buộc phải nhổ bỏ răng.
Để ngăn ngừa áp xe chân răng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học. Đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, súc miệng bằng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để ngăn không cho vi khuẩn tấn công, lấy cao răng và thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần.
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách chữa áp xe chân răng, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngăn chặn được các bệnh lý nguy hiểm.
Bài viết dẫn nguồn tại: https://rangsutot.com/View more random threads:
- Son Black Rouge có dùng được cho bà bầu không? Có an toàn cho bé?
- Thứ tự mọc răng của bé là như thế nào? Làm sao để theo dõi quá trình mọc răng của bé?
- Sau khi sinh mổ cần lưu ý những gì?
- Chung cư mini với cách thiết kế nội thất độc lạ
- Cách lựa chọn kem chống nắng hiệu quả đc chuyên gia làn da liễu khuyên áp dụng
- Giới thiệu Công ty cổ phần thương mại KV Hàn Quốc
- Rửa mặt bằng phèn chua có khả năng gì? Có thật sự tiêu diệt mụn cằm?
- Review mỹ phẩm nội địa Trung top 11 nhãn hàng nức tiếng
- Ăn Mì Tôm Có bị mọc mụn không? Ăn Mì Tôm có công dụng Gì?
- Chụp hình bầu uy tín tại Hồ chí minh