Trong những năm gần đây, bất động sản nghỉ dưỡng (bđs nghỉ dưỡng) hướng núi đang được xem là tâm điểm mới của giới đầu tư Việt Nam. Xự chuyển dịch từ “biển” lên “núi” được đánh giá là một bước đi khôn ngoan, vừa khai thác được điều kiện thiên nhiên lý tưởng của nước ta, vừa giải quyết được tình trạng quỹ đất và nguồn cung hạn hẹp của thị trưởng hiện tại. Cùng điểm qua một số lợi thế để hình thành và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi ở Việt Nam.
Phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ
Thung lũng Mường Hoa Tây Bắc- top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới
Việt Nam là đất nước sở hữu địa hình nhiều đồi núi với phong cảnh đậm chất sơn cước, vẻ đẹp hoang dã nguyên bản chưa được khai phá. Điển hình có thể kể đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Đà Lạt, Hà Giang, Mộc Châu, Tà Cú… Các khu vực này đều sở hữu cảnh sắc độc đáo, không khí trong lành, hệ sinh thái động, thực vật phong phú đa dạng. Mỗi góc nhìn khác nhau đều có thể mang đến những trải nghiệm thị giác khó quên và ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khách du lịch. Cảnh quan thiên nhiên là điều kiện cần nhất khi muốn phát triển du lịch nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng. Tuy nhiên song song với quá trình khai thác, chủ đầu tư cần cam kết tôn trọng hệ sinh thái khu vực, sử dụng vật liệu thân thiện và an toàn với môi trường, hạn chế chặt phá cây cối, tận dụng tối đa nguồn năng lượng sạch trong khâu phục vụ nhu cầu khách lưu trú (điện, nước)… chỉ như vậy mới có thể đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài của phân khúc thị trường nghỉ dưỡng hướng núi.
Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Du khách thường luôn mong muốn được trải nghiệm những cảm giác mới lạ khi đi du lịch. Nghỉ dưỡng ven núi mang đến cho khách du lịch cơ hội hòa mình vào không gian sống nơi đây, đích thân tìm tòi, trải nghiệm những nét đẹp văn hóa: văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống, đời sống tinh thần, lễ hội dân gian…Đây đồng thời là dịp để quảng bá du lịch, củng cố và lan truyền những nét đẹp đặc trưng của miền sơn cước với bạn bè trong nước và khắp năm châu. Tuy nhiên tương tự những lưu ý về yếu tố thiên nhiên, khi phát triển bđs nghỉ dưỡng, chủ đầu tư cần hết sức lưu ý tới việc bảo đảm đời sống của cư dân vùng lân cận, không để ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống bản địa.
Văn hóa dân tộc đặc sắc
Chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông của nhà nước
Trong phát triển du lịch, điều quan trọng nhất là hạ tầng giao thông, bởi để liên kết và phát triển du lịch về không gian thì điều kiện tiên quyết là phải có sự kết nối của các tuyến đường giao thông thuận lợi. Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, nhà nước đã chủ trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, nhận định đây là động lực để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi.Với nhiều dự án lớn như “Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc”, chính sách bê tông hóa giao thông nông thôn ở những nơi còn khó khăn, cứng hóa đường giao thông nội đồng với quy mô phù hợp…trong tương lai hệ thống giao thông cơ bản sẽ được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển, đi lại; tiền đề để phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng nơi đây. Tuy nhiên, hạn chế vẫn còn tồn đọng khi chính sách chỉ mới tập trung vào đường bộ; về đường hàng không và các loại hình khác vẫn chưa có được định hướng một cách trọn vẹn.
Chính sách hoàn thiện giao thông miền núi của chính phủ
Nhìn chung, khu vực miền núi có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, giới đầu tư cần phải thực hiện công tác chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi quyết định xây dựng và đầu tư vào dự án do những khó khăn như chi phí xây dựng lớn, thiết kế mỗi sản phẩm phức tạp - tùy biến dựa vào địa thế chứ không thể rập khuôn như sản phẩm hướng biển, cơ sở giao thông hạ tầng trong khu vực….
View more random threads: