Bệnh viêm tai ngoài xảy ra với nhiều người, là tình trạng lớp da bao phủ ống tai ngoài bị viêm. Viêm tai ngoài gồm nhiều dạng, trong đó có viêm tai ngoài cấp. Bài viết dưới đây cung cấp một số kiến thức về bệnh viêm tai ngoài cấp, nhằm giúp mọi người biết phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
>> phòng khám nội tiết gần trường THPT Amsterdam
>> 9 bước khám thai của bộ y tế
Bệnh viêm tai ngoài cấp do nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân viêm tai ngoài. Nguyên nhân chính là do ống tai ngoài chịu tác động mạnh gây tổn thương đến tai ngoài. Hoặc ống tai ngoài bị ẩm ướt khiến cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập, dẫn đến viêm tai. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh bao gồm:
- Người bệnh bơi lội ở vùng sông hồ nhiễm bẩn. Việc này khiến cho nước nhiễm khuẩn xâm nhập, tiếp xúc với ống tai. Khi tiếp xúc với môi trường này, nước tồn đọng trong tai không được làm sạch và lau khô dẫn đến tình trạng ẩm ướt. Lúc này, vi khuẩn và nấm sẽ dễ dàng xâm nhập vào lớp da bao phủ ống tai ngoài và gây viêm tai.
- Do thói quen ngoáy tai: Việc thường xuyên ngoáy tai mạnh bằng tăm bông cũng dễ bị viêm ống tai ngoài. Đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, đồng thời đầy ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong ống tai. Sự tích tụ chất bẩn lâu ngày sẽ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn và nấm. Ngoài ra, nhiều người ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử khuẩn, sắc nhọn gây trầy xước da quanh ống tai.
- Viêm tai do dị ứng các hoá chất kích ứng như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc...Ở những người có cơ địa dễ dị ứng khi các hóa chất này dính vào tai cũng có thể gây ra viêm tai ngoài.
- Những người mắc bệnh lý mạn tính như tiểu đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã... cũng dễ bị viêm tai ngoài.
Xác định triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài cấp
Các triệu chứng do viêm tai ngoài cấp tính gây ra gồm có:
-Tai ngứa và đau.
-Ống tai sưng nề, nóng, đỏ.
Để chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài, người bệnh cần đến bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng uy tín để thăm khám và điều trị. Một số xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành như xét nghiệm máu, lấy mẫu bệnh phẩm để cấy vi trùng nhằm xác định loại vi khuẩn, virus gây bệnh, chụp CT nhằm chẩn đoán nhiễm trùng có xâm lấn vào cấu trúc xương thái dương, xương sọ hay không.
Điều trị bệnh viêm tai ngoài cấp
Khi bị viêm tai ngoài cấp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai. Nếu bị nhiễm trùng cần phải điều trị bằng kháng sinh. Tuyệt đối thực hiện theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tránh tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc.
Chuyên khoa Tai mũi họng thuộc bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý trong đó có bệnh viêm tai ngoài cấp. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác mức độ tiến triển của bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả, kịp thời.View more random threads:
- Mách mẹ : Cách cho con bú đúng cách
- [Cập nhật] size 73 giành riêng cho bé nhỏ bao nhiêu kg?
- Cushion Missha có xuất sắc không? Tổng hợp không thiếu thốn những loại Cushion của Missha 2023
- trị thâm mụn lưng cấp tốc TỐT NHẤT
- Tiêu dùng son hết hạn mang sao không? Mẹo tái chế tiết kiệm
- Sử dụng sữa đậu nành như thế nào cho hợp lý với bé
- Ăn gì giúp mẹ có nhiều sữa về cho bé bú?
- Âu yếm hệ hô hấp
- Trẻ mấy tuổi ăn được bánh solite? Bánh Solite bao nhiêu calo?
- Nấm linh chi hàn quốc sở hữu ngâm rượu được không? Hướng dẫn ngâm đúng chuẩn