BĐS công nghiệp nước ta đang sở hữu rất nhiều ưu thế để phát triển khi Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc để trở thành trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á. Cùng landber.com phân tích các yếu tố tác động tới tương lai của BĐS công nghiệp VN qua bài viết này nhé …
Trong bài chia sẻ phân tích về thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam của Tổng giám đốc JLL VN ông Stephen Wyatt cho biết, thị trường khu công nghiệp tại VN đang có những bước chuyển mình vượt trội và nâng lên tầm cao mới. VN cũng đang sở hữu nhiều ưu thế để trở thành trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á.

Xem thêm: Khi có 2 tỷ nên mua chung cư nào tại Hà Nội là thích hợp nhất

Lợi thế của BĐS công nghiệp Việt Nam
– Lợi thế về vị trí và đầu tư phát triển hạ tầng
Việt Nam từ trước tới nay luôn được đánh giá là quốc gia sở hữu vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển nền kinh tế. VN cũng là trung tâm trung chuyển và là một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của khu vực và thế giới.
Đặc biệt trong những năm trở lại đây, nước ta cũng đang có con số ấn tượng khi đứng đầu khu vực về tập trung đầu tư nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Thống kê từ ngân hàng phát triển Châu Á cho thấy 5,8% GDP VN phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục: đường cao tốc, nâng cao chất lượng hệ thống điện nước, cải tạo năng lượng, …

Lợi thế về vị trí và đầu tư phát triển hạ tầng
– Kinh tế phát triển theo định hướng xuất khẩu
Định hướng phát triển của nước ta trong những năm trở lại đây là sản xuất theo mô hình xuất khẩu và tập trung khuyến khích kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu điều này được thể hiện qua việc phát triển khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm trên cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam.
Tính từ thời điểm năm 1986 khi nước ta chỉ có khoảng 335 ha dành cho đất khu công nghiệp thì trong những năm gần đây, VN đang trở thành một trong những điểm hút đầu tư công nghiệp sản xuất dẫn đầu Đông Nam Á khi diện tích đất KCN tăng lên tới 80.000ha. Dự kiến trong kế hoạch phát triển tới năm 2020 tổng diện tích đất dành cho công nghiệp sẽ tăng gấp đôi so với quy mô hiện tại trên thị trường.
– Nhà đầu tư Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam
Nhắc tới Trung Quốc chúng ta đều biết rằng quốc gia này từng được ví là nhà xưởng của thế giới. Việt Nam có lợi thế là quốc gia láng giềng gần gũi về đường biên giới nên động thái chuyển dịch nền công nghiệp cơ bản sang sử dụng nhiều lao động sang thị trường tập trung vốn của Trung Quốc khiến nhiều công xưởng ở quốc gia này tìm kiếm địa bàn hoạt động mới. Trong đó VN là quốc gia được tìm đến nhiều nhất.
– Sự bùng nổ của thị trường logistic và cách mạng 4.0
Các chuyên gia phân tích quốc tế nhận định rằng, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nổi bật thị trường logistic trong 5 tới 10 năm tới. Việc gia tăng ngày càng nhiều của tầng lớp trung lưu thu nhập cao cộng với sự lan tỏa mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử tạo điểm tựa thuận lợi cho thị trường công nghiệp sản xuất phát triển.
Song song cùng với sự bùng nổ thương mại điện tử chính là nhu cầu về kho xưởng, thuê bất động sản công nghiệp sẽ tăng dần lên. Cùng với đó là sự thích nghi nhanh chóng thay đổi công nghệ tự động hóa 4.0 trong ngành công nghiệp tạo động lực cho VN trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư quốc tế.

Nhà đầu tư Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam
Yếu tố kìm hãm sự phát triển của BĐS công nghiệp
Bên cạnh những yếu tố lợi thế thị trường bất động sản công nghiệp VN vẫn còn tồn đọng nhiều yếu tố kìm hãm và vẫn được đánh giá tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Rất nhiều đối tác quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hợp tác đầu tư, phân tích một số nguyên nhân gây nên sự kìm hãm bùng nổ bất động sản công nghiệp VN như sau: yếu tố pháp lý, hạ tầng và nhân lực
– Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng tại nước ta cũng chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Mặc dù đã và đang có sự cải thiện nhưng so với các quốc gia khác việc phát triển hạ tầng nước ta được đánh giá là khá chậm và chưa đồng bộ trong quy hoạch chung
– Thủ tục pháp lý vướng mắc, chi phí hành chính tạo nên rào cản cho việc giao thương tại VN. Chẳng hạn như khâu xét duyệt 1 kiện hàng hóa tại VN mất tới 102h-160h nhiều hơn 62h so với các nước khác trong khu vực. \
– Về nguồn nhân lực, mức thuê lao động ở nước ta khá rẻ chỉ tương đương 1/2 so với Trung Quốc nhưng trình độ lao động VN còn thấp, thiếu kỹ năng và chưa phát triển toàn diện vì thế tạo nên sự kìm hãm cho phát triển của Công nghiệp nước ta.

Nguồn: https://tapchimuabannhadat.com/phan-...hiep-viet-nam/