Đáng lưu ý nghị định lần này cơ bản đã nâng gấp đôi mức phạt đối với nghị định 105 ban hành năm 2009, trong đó hành vi bị xử phạt cao nhất của nghị định cũ 500 triệu đồng thì nay nâng lên thành 1 tỉ đồng.



Đặc biệt, lần đầu tiên nghị định của Chính phủ quy định mức phạt đối với hành vi chậm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận (“sổ đỏ”) cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở.

Tham khảo Dự án săp mở bán Chung Cư No15 Sài đồng

Theo đó, nghị định này quy định đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp “sổ đỏ” kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt 10 triệu đồng – 1 tỉ đồng.

Cụ thể, mức phạt cao nhất đối với hành vi chậm làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho người dân được quy định từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng được áp dụng đối với trường hợp chậm làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên và chậm từ trên 12 tháng trở lên.

Cũng theo nghị định Chính phủ vừa ban hành, mức phạt thấp nhất 500.000 đồng – 1 triệu đồng được áp dụng cho hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác (tại khu vực nông thôn); hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn khi chưa có “sổ đỏ” hoặc quyết định giao đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; hành vi không đăng ký đất đai lần đầu.

Vì sao chậm làm sổ đỏ ??

Trong các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai tại TP Hồ Chí Minh, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) và tài sản khác gắn liền với đất luôn đứng tốp đầu về… chậm muộn.

Ông Trần Văn Quyền, ngụ tại xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn) cho biết, ông đã nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với đầy đủ giấy tờ hợp lệ lên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Hóc Môn từ tháng 12-2017. Như lời cán bộ của cơ quan này, ông sẽ nhận được kết quả vào tháng 2-2018. Tuy nhiên, đến thời điểm này ông Quyền vẫn phải chờ đợi.


Theo Văn phòng Đăng ký đất đai TP Hồ Chí Minh (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường), hiện thành phố còn hơn 52.000 trường hợp chưa được cấp “sổ đỏ”. Trong đó, có khoảng 15.000 trường hợp có nguồn gốc đất được tạo lập do chuyển nhượng bằng giấy tờ viết tay từ sau ngày 1-7-2004. Đáng lưu ý, có đến hơn 20.000 trường hợp đủ điều kiện cấp “sổ đỏ”, nhưng người dân chưa nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Lý giải về nguyên nhân hồ sơ cấp “sổ đỏ” tồn đọng lớn, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, việc chậm giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ” có nhiều nguyên nhân.

Mặt bằng dự án Chung Cư No15 Sài đồng Long Biên

Trong đó, một phần do người dân mua bán bằng giấy tờ viết tay hay không bảo đảm diện tích tối thiểu để tách thửa; một số vướng yếu tố pháp lý, nguồn gốc lịch sử nhà đất…Một nguyên nhân khác là, năm 2016 Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) yêu cầu trước khi cấp “sổ đỏ” phải xử lý vi phạm nếu có. Do đó, UBND thành phố đã giao thẩm quyền cho UBND quận, huyện thực hiện.Tuy nhiên, đến năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai lại có những hướng dẫn mới, phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, thành phố thẩm định giải quyết nên UBND quận, huyện lại phải chuyển ngược lên cấp sở, gây dồn ứ.

Căn cứ theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 3-3-2017, TP Hồ Chí Minh có gần 10.000 hồ sơ mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay nằm trong diện được phép cấp “sổ đỏ” với điều kiện thời điểm chuyển nhượng phải từ ngày 1-7-2004 đến 1-1-2018. Đại diện Văn phòng Đăng ký đất đai TP Hồ Chí Minh cho biết, số lượng hồ sơ này thành phố sẽ cố gắng giải quyết ngay trong năm 2018.

Nhằm giải quyết số lượng hồ sơ cấp “sổ đỏ” còn lại, UBND TP Hồ Chí Minh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện 2 dự án chỉnh lý bản đồ địa chính trên toàn địa bàn thành phố trên cơ sở các thửa đất, cập nhật, theo dõi biến động người sử dụng và ranh giới thửa đất. Đồng thời, chỉnh lý bản đồ địa hình nhằm phục vụ công tác cấp giấy và quản lý.

Bên cạnh đó, Sở cũng nâng cao khả năng liên thông đối với thủ tục cấp “sổ đỏ” thông qua phần mềm công nghệ thông tin. Cụ thể, thay vì luân chuyển hồ sơ giấy, các cơ quan tiếp nhận liên thông bằng hệ thống điện tử. Khi đó, người dân chỉ cần nộp hồ sơ qua mạng và phôi giấy, cơ quan tiếp nhận sẽ xử lý và cấp “sổ đỏ”.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc cấp đổi, cấp lại “sổ đỏ” hiện nay được ủy quyền cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận, huyện nhưng phải lên Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố đóng dấu nên thời gian xử lý lâu hơn.

Do vậy, mới đây Sở đã đề xuất với UBND thành phố cho phép Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận, huyện được sử dụng con dấu. Khi được sử dụng con dấu, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận, huyện sẽ giải quyết hồ sơ nhanh hơn, qua đó hạn chế tồn đọng.

Theo : dkn