Dạy em bé các kỹ năng cơ bản
Công việc nhà hàng ngày đã khiến các mẹ vô cùng bận rộn và mệt mỏi, bên cạnh đó các thiên thần nhỏ của các mẹ còn đang "ra sức" quậy phá mọi ngóc ngách trong nhà. Lúc này các mẹ cần thiết nhất là hãy để các bé được tự nhiên tìm tòi, có thể các mẹ hãy đóng cửa ra vào khi chỉ có mẹ và bé ở nhà. Tuy nhiên cũng không nên để bé trong nhà quá lâu dễ làm bé chán và quấy khóc.
Ví dụ như những lúc nghỉ ngơi sau dọn dẹp, các mẹ hãy cùng các bé đi tìm hiểu mọi thứ xung quanh, hãy mở cửa và hướng dẫn các bé cách đi xuống cầu thang hãy để trẻ được quen dần với cách đi lại trong nhà để bé không bị vấp ngã.
Thường xuyên trò chuyện cùng bé
Từ lúc bắt đầu biết gọi ba, gọi mẹ các bé sẽ liên tục gọi các mẹ không ngừng, thậm chí cả khi các bé chuẩn bị đi ngủ, nên các mẹ tuyệt đối không được cáu giận với các bé. Thay vào đó các mẹ hãy ngồi lại và trò chuyện cùng bé, các bé sẽ có cảm giác được dỗ dành, yêu thương.
Tất cả những lúc bé muốn gọi các mẹ đó chính là khoảng thời gian các bé đang làm nũng và muốn được sự ôm ấp từ các mẹ mà thôi.
Các em bé 19 tháng tuổi biết nói hay chưa
Đối với cả những em bé chậm nói thì đây cũng là khoảng thời gian bé đã biết nói hoặc tập nói, bé có thể gọi tên những người quen thuộc trong gia đình từ 2-3 chữ.
Khoảng thời gian này các bé thường sẽ bắt chước những cử chỉ, lời nói của những người xung quanh, cho nên các bậc cha mẹ nên chú ý những lời nói trước mặt các bé. Có thể các mẹ nghĩ bé còn nhỏ sẽ không hiểu nhưng thực tế các bé sẽ học rất nhanh và ảnh hưởng rất sâu vào ký ức của các bé.
Cùng với đó khi các bé gọi mẹ các mẹ không nên "ơi" hay "ừ" thay vào đó hãy dùng những từ như "dạ, vâng" với bé để các bé có thể quen dần, và chắc chắn rằng các mẹ sẽ không muốn sau này khi gọi bé các bé sẽ "ừ" với các mẹ đúng không.
Các em bé 19 tháng tuổi ngủ nhiều hay không
Sẽ không còn như lúc các em bé còn sơ sinh sẽ ngủ 18-20 tiếng, lúc này sau 1 ngày dài nô đùa, vui chơi các bé sẽ ngủ từ 10-12 tiếng mỗi đêm.
Các mẹ nên tạo thói quen nghỉ ngơi cho bé ngay từ thời điểm này, sau mỗi đêm ngủ 12 tiếng thì ban ngày các mẹ cũng nên ru bé ngủ từ 1-2 tiếng để đảm bảo rằng các bé thiếu ngủ và rất dễ gắt.
Chăm sóc bữa ăn cho các em bé từ 19 tháng tuổi
Các bé trong độ tuổi này thường sẽ rất chán ăn, không chịu ăn, dễ còi xương chậm lớn vậy nên để các bé không còn lười ăn các mẹ nên chú ý chăm sóc dinh dưỡng bữa ăn cho các bé theo tháp dinh dưỡng để bé phát triển cơ thể và trí não.
Để có thể cải thiện tình trạng chán ăn của bé các mẹ nên thử các mẹo nhỏ mà chuyên mục tư vấn muốn chia sẻ ngay dưới đây:
Thay đổi thực đơn các bữa ăn thường xuyên cho các bé để có đầy đủ các loại vitamin
Nếu bé ăn được cơm thì thức ăn và cơm phải được nấu thật mềm và dẻo để các bé dễ tiêu hóa không bị đầy bụng, chướng hơi.
Các mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho các bé bằng các món cháo, vừa nhiều dinh dưỡng lại rất dễ tiêu hóa như cháo gà, cháo chim cút, hay cháo lươn.
Trang trí các món ăn sao cho thật đẹp mắt sẽ kích thích sự tò mò trong bé khiến cho bé sẽ tự ăn mà không khiến các mẹ mệt mỏi.
xem ngay: Giúp Trẻ Ăn Ngon Miệng Hơn Với 8 MẸO Vặt Mà Các Mẹ NÊN BiếtView more random threads:
- 5 mẹo dân gian trị mụn lẹo mắt hiệu quả
- Tìm hiểu - Top 9 nhãn hiệu kem tránh nắng vừa lòng nhất hiện nay
- Sữa rửa mặt Derladie tràm trà review làm sạch sâu, giá phải chăng
- Bí quyết giảm cân sau khi sinh mổ hiệu quả và an toàn
- CÁCH LÀM NƯỚC CHẤM CHÂN GÀ THƠM NGON dễ chơi
- Bánh khoai lang phô mai cho bé ăn dặm – 11 công thức làm bánh khoai lang cho bé ăn dặm
- Vaseline có trị thâm mắt không?
- Khám phá ý nghĩa một số loại hoa trưng bày ngày tết
- Cách chăm sóc em bé còi xương chậm lớn
- Review xịt chống nắng Parasola có tốt không?